Kỹ năng để trở thành người đầu bếp giỏi

Có người từng làm thơ mô tả nghề đầu bếp bằng đôi câu thơ “Quanh năm xoong chảo đen sì/ Khói bay mù mịt thấy gì tương lai”. Đó là hình ảnh của mấy mươi năm về trước, cái thời bếp là nơi tăm tối, tạm bợ và buồn tẻ.

Hình ảnh người đầu bếp hiện nay đã cao cấp hơn, chuyên nghiệp hơn, không gian bếp mở trong các nhà hàng hiện đại, sạch sẽ khiến nhiều người phải thay đổi cách nhìn về nghề này. Đã có nhiều đầu bếp được tôn vinh là ngôi sao.
đầu bếp dương huy khải
Dương Huy Khải là đầu bếp Việt Nam đầu tiên được vinh danh trên Đại lộ Cordon Bleu, Pháp.

Nhưng làm thế nào để trở thành đầu bếp giỏi? Đó là câu hỏi được rất nhiều đầu bếp trẻ hiện nay quan tâm. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu câu trả lời qua những kinh nghiệm của những người đầu bếp tài năng và dày dạn kinh nghiệm đi trước dưới đây:


đầu bếp giỏi
Đầu tiên, đầu bếp chuyên nghiệp rất khác với người nội trợ thông thường. Trước hết, họ phải được đào tạo kiến thức ẩm thực cơ bản, thành thạo các kỹ năng, phương pháp chế biến món ăn.

Trong nghề bếp, đứng ở vị trí cao nhất là bếp trưởng, người quản lý toàn bộ hoạt động của khu bếp. Dưới sự quản lý của vị “nhạc trưởng” ấy là các đầu bếp chính, bếp phụ, các bộ phận chảo (đứng nấu), thớt (ra nguyên liệu), bảo quản thực phẩm, nướng và rau gỏi (salad)…

Sau kỹ năng, nghề này cũng đòi hỏi những đức tính cần thiết khác mà người đầu bếp phải ghi nhớ. Anh Hai Long, người quản lý bếp cho một số nhà hàng và cũng là một đầu bếp dày kinh nghiệm nhấn mạnh: “Để dấn thân vào nghề đầu bếp thì trước hết phải đam mê. Làm việc trong bếp suốt cả ngày dài, phải chấp nhận đi sớm về trễ. Nếu không đam mê với công việc nấu nướng thì khó vượt qua được những áp lực để duy trì công việc, chưa nói đến việc tập trung sáng tạo món ăn”.

Những kỹ năng để trở thành đầu bếp giỏi
Công việc của một đầu bếp dù trong hoàn cảnh nào cũng liên quan với nhiều người, vì vậy kỹ năng làm việc tập thể rất quan trọng. Anh Ngọc Khôi, Bếp chính nhà hàng Quê Hương, Q.1 có cách rút kinh nghiệm sau những va vấp thời đầu là mỗi món ăn anh đều nấu dư một ít để làm mẫu đối chứng, phòng khi bị sự cố do có người cố ý thêm thắt nồng độ hoặc chất lạ làm thay đổi chất lượng món ăn.“Nghề này cần sự khiêm tốn, không thể tự cao được, dù có tài mà thiếu tâm, bị đồng nghiệp, nhân viên ghét thì rất khó sống” – anh Khôi nói.

Món dù ngon ăn mãi cũng chán, do đó người đầu bếp phải luôn thay đổi cách chế biến để mang đến sự mới mẻ cho thực khách. Đồng thời, như ý kiến của các chuyên gia ẩm thực mỗi đầu bếp cũng có vai trò là một bác sĩ dinh dưỡng, nghĩa là có kiến thức cơ bản về ẩm thực, biết cách phối hợp nguyên liệu, các phương pháp chế biến để món ăn có giá trị phòng chữa bệnh, tránh sinh bệnh cho người dùng.

Nguồn: http://www.hoidaubepaau.com/